Với thời buổi 4.0 lên ngôi, đây cũng là cơ hội để phát triển các mô hình kinh doanh thương mại điện tử, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng công nghệ và xu hướng số hóa. Vậy bạn đã hiểu về các mô hình thương mại điện tử chưa? Hãy cùng Global Express tìm hiểu thông tin chi tiết về các mô hình thương mại điện tử phổ biến trong bài viết này.

1. Các mô hình thương mại điện tử là gì?

Các mô hình thương mại điện tử là gì

Các mô hình thương mại điện tử (E-commerce model) là cách các doanh nghiệp tổ chức và vận hành hoạt động kinh doanh để cung cấp sản phẩm, dịch vụ qua internet. Hiện tại, có rất nhiều mô hình thương mại điện tử khác nhau và được phân loại dựa trên mối quan hệ giữa bên bán và bên mua thông qua hình thức kinh doanh trực tuyến. Cụ thể, có 9 mô hình thương mại điện tử đó là:

  • Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B).
  • Doanh nghiệp với khách hàng (B2C).
  • Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G).
  • Chính phủ với doanh nghiệp (G2B).
  • Người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C). 
  • Người tiêu dùng với doanh nghiệp (C2B).
  • Doanh nghiệp với nhân viên (B2E).
  • Chính phủ với Chính phủ (G2G). 
  • Chính phủ với người dân (G2C).

2. Gợi ý các mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến

Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, hiện có nhiều mô hình kinh doanh thương mại điện tử phát triển. Dưới đây là các mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến 

Mô hình B2B (Business to Business) 

Mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử B2B là hình thức kinh doanh online giữa các doanh nghiệp giao dịch với nhau qua môi trường internet. Hàng hóa dịch vụ được mua bán với số lượng lớn, phục vụ cho sản xuất hoặc kinh doanh. 

Mô hình B2B

Ưu thế của mô hình B2B là giá trị giao dịch lớn, khả năng phát triển các mối quan hệ đối tác bền vững. Nhưng quy trình mua bán khá phức tạp và đòi hỏi có chuyên môn cao trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng.

Mô hình B2C (Business-to-Customer)

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C là mô hình bán hàng trực tiếp với khách hàng qua nền tảng trực tuyến. Với mô hình này, doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, chi phí thấp, quy trình mua bán đơn giản. 

Mô hình B2C

Điểm mạnh của mô hình này là giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm, mua sắm nhanh chóng. Hiện B2C đang phát triển rất mạnh và trở thành xu hướng thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Các nền tảng nổi bật như: shopee, lazada, tiktok,…

Mô hình B2G (Business to Government)

Mô hình B2G là hình thức giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp và chính phủ. Liên quan đến sử dụng internet để giao dịch mua bán công, thủ tục cấp giấy phép. Các doanh nghiệp sẽ cung cấp cho chính phủ sản phẩm, dịch vụ như: phần mềm quản lý tài chính, hệ thống quản lý nhân sự và đào tạo, giải pháp an ninh thông tin, hệ thống quản lý dự án và công trình,..

Mô hình G2B (Government-to-Business)

Mô hình G2B là hình thức giao dịch trực tuyến giữa chính phủ và doanh nghiệp. Mô hình thương mại điện tử G2B không tập trung vào thương mại mà chủ yếu liên quan đến cung cấp thông tin về luật pháp, quy chế, chính sách, hành chính công qua internet. 

Với mô hình G2B, chính phủ đóng vai trò cung cấp dịch vụ, hành chính công cho doanh nghiệp giúp họ dễ dàng tiếp cận các thủ tục qua internet nhanh chóng.

Mô hình C2C (Consumer to Consumer)

Mô hình C2C cho phép người tiêu dùng bán hàng trực tiếp với nhau. Đây là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh. Mô hình này thường thể hiện qua sàn thương mại điện tử hoạt động dưới dạng đấu giá trực tuyến, trao đổi rao vặt sản phẩm qua internet. Một số kênh áp dụng mô hình này như: facebook marketplace, chợ tốt, group bán hàng trên facebook,..

Mô hình C2B (Consumer to Business)

Mô hình C2B

Mô hình C2B là mô hình giao dịch trực tuyến giữa khách hàng và doanh nghiệp. Khách hàng sẽ là người cung cấp cung cấp sản phẩm để mang lại giá trị cho doanh nghiệp. 

3. Các phương pháp phân phối dựa trên mô hình thương mại điện tử

Dưới đây là các phương pháp phân phối dựa trên mô hình thương mại điện tử.

Bán lẻ (Retailing)

Bán lẻ là mô hình kinh doanh thương mại điện tử mà các doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho người mua hàng cuối cùng. Với mô hình này, khách hàng tiếp cận và mua hàng qua nền tảng trực tuyến như: trang web, ứng dụng trên điện thoại,..

Dropshipping

Dropshipping

Dropshipping là mô hình bán hàng không cần lưu trữ hàng hóa. Các công đoạn vận chuyển, lưu trữ hàng hóa sẽ có bên thứ ba chịu trách nhiệm. Bạn chỉ cần tìm kiếm sản phẩm và tiến hành bán hàng. Với mô hình này sẽ giảm bớt áp lực, chi phí, giảm thiểu rủi ro.

Bán sỉ (Wholesaling)

Bán sỉ là mô hình kinh doanh mà cửa hàng cung cấp sản phẩm với số lượng lớn kèm chiết khấu. Mô hình này bạn có thể thiết lập giá bán sỉ cho khách mua hàng với số lượng lớn trên website. Bán sỉ có thể áp dụng mô hình kinh doanh B2B, B2C, C2B.

Nhãn riêng (Private labeling)

Mô hình này người bán sẽ thuê bên thứ 3 để tạo sản phẩm theo yêu cầu. Mô hình nhãn riêng giúp người bán giảm thiểu chi phí nhà máy, nhân công mà vẫn có sản phẩm độc quyền.

Nhãn trắng (White labeling)

Nhãn trắng là người bán có sản phẩm mang thương hiệu riêng, chất lượng. Nhưng sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi bên thứ 3 đó là các nhà bán lẻ, đại lý,..

Tiếp thị liên kết

Tiếp thị liên kết là mô hình liên kết bán sản phẩm nhận hoa hồng từ doanh nghiệp. Tiếp thị liên kết được áp dụng bởi cá nhân, người có sức ảnh hưởng giới thiệu về sản phẩm, dịch,..

In theo yêu cầu

Mô hình này, doanh nghiệp sẽ bán các thiết kế theo yêu cầu trên nhiều sản phẩm. Khi có người đặt hàng, sẽ có bên thứ 3 in thiết kế, chọn lên sản phẩm, đóng gói và giao hàng đến cho khách.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chia sẻ về các mô hình thương mại điện tử. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp.

BÌNH LUẬN - ĐẶT CÂU HỎI

Mới hơn Cũ hơn