Nếu bạn đang kinh doanh online, chắc hẳn sẽ luôn có sự lo ngại về rủi ro trong quá trình vận chuyển, sự cố về đơn hàng. Vì vậy, để giảm thiểu những tổn thất khi vận chuyển thì Pod đã ra đời. Vậy thực chất Pod là gì? Pod là gì trong logistics? Cách hoạt động của bán hàng Pod như thế nào? Cùng Global Express tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này.

Pod là gì? Vai trò của Pod trong logistics

POD là gì

Pod được viết tắt của từ Proof of Delivery. Đây là thuật ngữ được dùng nhiều với bên giao hàng để chứng minh đơn hàng đã giao thành công đến tay khách hàng theo đúng địa chỉ được xác nhận của hai bên. Nhưng, Pod sẽ có hiệu lực khi khách hàng ký tên xác nhận vào đơn hàng của mình đảm bảo rằng đã giao đúng số lượng. Đồng thời, các thông tin như: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại của khách hàng cũng cần xác nhận trên tờ Pod của đơn vị giao hàng.

Khi đã hiểu được Pod là gì? Vậy vai trò của Pod trong logistics, mặc dù vận chuyển hàng hóa nội địa hay quốc tế thì Pod được xem là chứng từ rất quan trọng có ý nghĩa với cả doanh nghiệp và khách hàng. Cụ thể như sau:

Vai trò đối với doanh nghiệp

Hiện nay, khi nhu cầu mua sắm hàng hóa online ngày một nhiều thì việc cần xác nhận đơn hàng giao thành công có ý nghĩa rất quan trọng đối với dịch vụ vận chuyển.

  • Tăng độ chính xác cho đơn hàng: Khi đơn hàng giao đến khách hàng việc xác nhận vào Pod là mặt hàng đã giao đúng giảm thiểu được những rủi ro mà khách hàng đột ngột thay đổi muốn trả hàng. Từ đó, Pod sẽ giúp doanh nghiệp tăng độ chính xác của đơn hàng, giảm thiểu chi phí vận chuyển hoàn hàng không cần thiết giữa bên mua và bên bán.
  • Xác thực giao hàng thành công: Pod giúp cho doanh nghiệp biết được đơn hàng đã đến tay khách hàng gồm có: đúng sản phẩm, hàng hóa, đúng số lượng.
  • Tránh rủi ro khi giao hàng: Thông thường, sẽ hay có trường hợp hàng hóa khi vận chuyển khách hàng chưa nhận được nhưng đơn vị vận chuyển vẫn cập nhật trạng thái giao hàng thành công. Đây có thể là sự cố trong quá trình giao hàng hóa qua mắt bên mua và bán. Tuy nhiên, với Pod sẽ rất khó qua mặt cho nên giúp cho doanh nghiệp nâng cấp trải nghiệm dịch vụ chất lượng hơn.

Xem thêm: Fulfillment Là Gì? Giải Pháp Hoàn Tất Đơn Hàng

Vai trò đối với khách hàng

Vai trò đối với khách hàng

  • Nắm bắt trạng thái, theo dõi đơn hàng: Khi đơn hàng giao thành công hệ thống sẽ cập nhật trạng thái. Vì vậy sẽ giúp khách hàng nắm bắt được tình trạng đơn hàng. 
  • Kiểm soát đúng đơn hàng: Để tránh trường hợp hàng hóa bị tráo đổi, đánh cắp thì việc đối chiếu qua Pod giúp cho khách hàng đảm bảo được quyền lợi khi giao không đúng.

Các hoạt động của bán hàng Pod

Trong xuất nhập khẩu thì Pod giữ vai trò quan trọng để xác nhận giao hàng đúng thời gian, địa điểm. Các bước thực hiện như sau:

Nghiên cứu thị trường

Việc nghiên cứu thị trường là quá trình để tìm hiểu về sở thích, xu hướng, nhu cầu của khách hàng mục tiêu để tiếp cận đúng sản phẩm chất lượng, tạo sự chú ý. Các bước nghiên cứu thị trường Pod gồm:

  • Chọn “niche” thị trường ngách: Nhóm khách hàng có cùng sở thích và thường niche tốt sẽ có số lượng người quan tâm lớn, ít cạnh tranh, có khả năng chi tiền cho các sản phẩm cá nhân hóa.
  • Phân tích xu hướng: Lựa chọn được đúng hàng hóa, sản phẩm hot theo mùa. Có thể sử dụng các nền tảng như: Google Trends, Etsy, amazon,..
  • Xác định đối tượng khách hàng: Độ tuổi, công việc, sở thích,..
  • Phân tích đối thủ: Xem sản phẩm họ đang bán tốt là gì? Kiểu thiết kế như nào? Để học hỏi, review,.

Xem thêm: Amazon là gì? Mô hình hoạt động và tiềm năng bán hàng trên Amazon

Thiết kế sản phẩm

Khi đã tìm kiếm đúng thị trường thì cần phải tạo hình ảnh, slogan, thiết kế đồ họa để in trên áo thun, cốc, poster,..để tăng khả năng bán hàng cao hơn. Thực hiện quy trình thiết kế sản phẩm Pod như sau:

  • Chọn sản phẩm để thiết kế.
  • Lên ý tưởng thiết kế.
  • Tạo file thiết kế.
  • Tối ưu hóa thiết kế cho sản phẩm.

Lưu ý: Nên tạo slogan ngắn gọn, dễ hiểu, dùng màu sắc hài hòa, hợp mùa, thiết kế dễ liên tưởng đến người nhận.

Lựa chọn nền tảng bán hàng

Lựa chọn đúng nền tảng bán hàng sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng. Bởi mỗi nền tảng sẽ có đối tượng khách hàng, cách vận hành, chi phí khác nhau. Nếu chọn đúng vừa dễ bán hàng, tăng lợi nhuận, tiết kiệm thời gian, chi phí.

Các nền tảng bán hàng cho Pod như:

  • Amazon Merch on Demand.
  • Etsy
  • Redbubble
  • Shopify

Thiết lập cửa hàng và đăng sản phẩm

Tùy thuộc vào từng cửa hàng mà người bán lựa chọn sẽ có cách thức hoạt động thiết lập cửa hàng và đăng sản phẩm riêng. Ngoài ra, khi thiết lập cửa hàng chuyên nghiệp cần có thêm: Logo, banner và các chính sách khác.

Ví dụ: Tạo tài khoản bán hàng

Etsy: Đăng ký tài khoản và chọn sell on etsy và thiết lập cửa hàng được.

Shopify: Cần phải mua gói Shopify và chọn giao diện để tự động xử lý đơn hàng.

Marketing, quảng cáo sản phẩm

Khi đã lập cửa hàng và đăng sản phẩm thì cần phải quảng cáo để tiếp cận và thu hút khách hàng. Nên sử dụng các nền tảng để quảng bá sản phẩm, tạo nét riêng biệt.

Kết Luận

Trên đây là những thông tin về pod là gì? Việc sử dụng pod trong vận chuyển hàng hóa giữ vai trò quan trọng để giảm thiểu các sai sót, sự cố mang lại quyền lợi cho cả bên mua và bán.

BÌNH LUẬN - ĐẶT CÂU HỎI

Mới hơn Cũ hơn