Trong thời buổi số, thương mại điện tử phát triển mạnh như hiện nay. Wholesale giữ vai trò quan trọng trung gian giữa sản xuất và tiêu thụ. Vậy Wholesale là gì? Ứng dụng trong kinh doanh như thế nào? Hãy cùng Global Express tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Wholesale là gì?

Wholesale là gì

Wholesale là gì? Đây được hiểu là nhà bán buôn. Những nhà bán buôn kinh doanh hàng hóa số lượng lớn từ nhà sản xuất và các nhà phân phối. Sau đó, để cung cấp cho các đơn vị cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp, chứ không bán cho người tiêu dùng.

Wholesale không chỉ là hình thức kinh doanh hàng hóa số lượng lớn mà còn giữ vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng. Hoạt động này giúp đảm bảo việc lưu thông hàng hóa một cách hiệu quả từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.

2. Đặc điểm của mô hình wholesale

Đặc điểm của mô hình wholesale

Wholesale đang sở hữu nhiều đặc điểm riêng biệt để nó trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Vậy để hiểu rõ hơn về mô hình wholesale, cùng tìm hiểu thông tin dưới đây.

  • Mua bán số lượng lớn: Nhà bán buôn nhập hàng với số lượng lớn để cung cấp cho nhà bán lẻ. Các giao dịch diễn ra với số lượng hàng hóa lớn và khi mua càng nhiều thì giá càng rẻ.
  • Giá thấp hơn bán lẻ: Wholesale cung cấp giá sỉ thấp hơn giá thị trường bán lẻ. Như vậy, sẽ giúp người mua là các cửa hàng, đại lý có biên lợi nhuận cao khi bán.
  • Không tập trung vào thương hiệu cá nhân: Nhà bán buôn không cần thực hiện việc quảng bá thương hiệu, thay vào đó cần cung cấp đến thật nhiều nhà bán lẻ để có thể gia tăng quy mô hoạt động. Có nghĩa là khi càng có nhiều nhà bán lẻ thì độ nhận diện thương hiệu càng lớn và doanh nghiệp sẽ càng lớn mạnh hơn nữa.
  • Lưu trữ và vận chuyển hàng hóa quy mô lớn: Cần có kho hàng lớn hoặc hệ thống logistics phù hợp để xử lý hàng và cung cấp hàng hóa  cho nhiều khách hàng cùng lúc.
  • Tính ổn định và doanh thu cao: Wholesaler thực hiện hình thức Drop-shipping để kết nối và tạo mối quan hệ với người tiêu dùng. Với hình thức này, nhà bán lẻ chỉ cần cung cấp thông tin đơn hàng, còn lại sẽ do nhà bán buôn thực hiện.
  • Ít chú trọng đến marketing: So với bán lẻ, hoạt động marketing trong bán buôn thường ít được chú trọng hơn. Vì khách hàng chủ yếu là các nhà bán lẻ hoặc doanh nghiệp, tổ chức đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài.

Wholesale, Distributor và Retailer là ba đơn vị trung gian phân phối hàng hóa quan trọng trong chuỗi cung ứng. Trong đó, các nhà bán buôn có mối liên kết rộng rãi với nhiều bên nhất. Họ vừa là người mua hàng từ nhà sản xuất, nhà phân phối vừa là người bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Bởi vậy, nhà bán buôn trở thành điểm mấu chốt trong việc đưa các loại sản phẩm, hàng hóa ra thị trường và yếu tố quan trọng trong quá trình vận hành của nền kinh tế hàng hóa, kết nối nhà sản xuất với người tiêu dùng, giảm bớt chi phí vận hành, gia tăng thu nhập.

3. Ứng dụng của wholesale trong kinh doanh

Trong kinh doanh, mô hình wholesale không chỉ là phương thức giao dịch đơn thuần mà còn là giải pháp kinh doanh hiệu quả và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực để mở rộng thị trường phân phối sản phẩm.

Phân phối hàng hóa

Phân phối hàng hóa là kênh phân phối chính cho nhà sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất không cần trực tiếp bán lẻ cho người tiêu dùng. Thay vào đó, họ bán sỉ cho các đại lý, nhà phân phối. Điều này, vừa giúp giảm chi phí vận hành và mở rộng thị trường nhanh chóng.

Tối ưu chi phí

Wholesale sẽ giúp tối ưu chi phí trong kinh doanh. Bởi đây là mô hình bán buôn, khi mua hàng với số lượng lớn doanh nghiệp, đơn vị bán lẻ sẽ được hưởng giá tốt.  Do đó, sẽ giúp giảm chi phí nhập sản phẩm

Hỗ trợ khởi nghiệp và mở rộng kinh doanh

Hỗ trợ khởi nghiệp và mở rộng kinh doanh

Wholesale giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến nhiều tỉnh thành, các quốc gia thông qua đại lý/nhà phân phối. Mô hình này giúp gia tăng độ phủ thương hiệu, tăng doanh thu.

Đa dạng mô hình kinh doanh

Wholesale không chỉ chọn gói trong một hình thức truyền thống mà còn phát triển với đa dạng mô hình kinh doanh, linh hoạt để phù hợp với quy mô khác nhau. Cụ thể gồm có:

  • Bán buôn truyền thống: doanh nghiệp hoặc cá nhân mua hàng số lượng lớn từ nhà sản xuất và bán lại cho các cửa hàng lẻ. Với các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, thời trang,..
  • Bán buôn online: Giao dịch được diễn ra qua nền tảng thương mại điện tử, phù hợp với xu hướng kinh doanh hiện đại, tiết kiệm chi phí mặt bằng.
  • Dropshipping: Người bán không cần tồn kho hàng hóa, chỉ đóng vai trò trung gian nhận đơn và gửi về nhà cung cấp.
  • Mô hình nhượng quyền
  • Mô hình kinh doanh hàng nhập khẩu bán sỉ
  • Mô hình bán sỉ kết hợp bán lẻ

Hợp tác doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)

Mô hình wholesale thúc đẩy các mối quan hệ doanh nghiệp với doanh nghiệp. Từ mô hình wholesale sẽ giúp các doanh nghiệp hợp tác lâu dài với nhau và tạo ra chuỗi cung ứng ổn định, bền vững.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu được wholesale là gì? Hình thức kinh doanh này đóng vai trò quan trọng giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. Từ đó, áp dụng để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.

BÌNH LUẬN - ĐẶT CÂU HỎI

Mới hơn Cũ hơn