Trong bối cảnh toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế ngày sâu rộng. Thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Việc lựa chọn và áp dụng đúng các điều kiện giao hàng trong hợp đồng để quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Trong đó, điều kiện incoterm đang được sử dụng phổ biến. Vậy cif là gì? Cùng tìm Global Express hiểu thông tin chi tiết qua bài viết này.
1. Cif là gì?
CIF được viết tắt của từ Cost , Insurance ,Freight ( chi phí, bảo hiểm, cước tàu). Đây là điều kiện giao hàng tại cảng đến. Khi tàu cập bến, người bán hết trách nhiệm và chuyển giao cho người mua. Điểm chuyển giao rủi ro là nơi mà hàng hóa được bốc xuống ở cảng dỡ hàng.
- Cost (chi phí): Người bán chịu trách nhiệm chi trả các chi phí liên quan đến vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến cảng.
- Insurance (bảo hiểm): Người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hóa, để đảm bảo an toàn, bảo vệ khỏi mất mát trong quá trình vận chuyển.
- Freight (cước tàu): Người bán phải thanh toán phí vận chuyển hàng hóa bằng tàu đến, cảng đến.
Điều kiện cif là người bán phải chịu trách nhiệm rủi ro cho đến khi đối với hàng hóa cho đến khi được bốc xuống tại cảng đến. Đồng nghĩa với việc, người mua chỉ phải đảm bảo hàng hóa khi chúng đã đến đích tại cảng.
Điểm quan trọng là các hợp động thực hiện theo điều khoản cif sẽ xác định tên cảng đến địch. Như vậy, sẽ làm rõ được trách nhiệm giữa hai bên. Bên cạnh đó, trong hợp đồng cif, các bên phải xử lý các khoản chi phí. Giá cif = tiền hàng + bảo hiểm + cước phí vận chuyển + chi phí khác ( thủ tục hải quan, xử lý giấy tờ, các chi phí khác).
2. Lợi ích của doanh nghiệp khi mua cif
Chắc hẳn khi đã hiểu cif là gì? Trong thương mại điện tử lựa chọn điều kiện giao hàng giữ vai trò rất quan trọng giảm thiểu rủi ro. Lúc này, cif mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với doanh nghiệp, nhất là khi chưa có kinh nghiệm về tổ chức vận chuyển hàng quốc tế.
- Dễ dàng quản lý rủi ro: Người bán chịu trách nhiệm vận chuyển và mua bảo hiểm hàng hóa, giúp người mua giảm gánh nặng về quản lý rủi ro trong khi vận chuyển.
- Đơn giản hóa quy trình: Cif cung cấp các giải pháp toàn diện gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm. Từ đó, đơn giản hóa quá trình giao hàng và tính toán giá trị của hàng hóa cuối cùng được dễ dàng hơn.
- Dễ dàng so sánh giá: Giá trị hàng hóa đã bao gồm: chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong cif. Như vậy, cho phép người mua dễ dàng so sánh giá từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau để đưa ra quyết định mua.
- Bảo vệ quyền lợi của người mua: Người mua đảm bảo hàng hóa sẽ được giao đến cảng đích đã thỏa thuận bảo hiểm đúng mức giá trị hàng hóa.
- Tiết kiệm thời gian, công sức: Người mua không cần phải lo lắng về chọn nhà vận chuyển cũng như mua bảo hiểm riêng lẻ. Do đó, sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức.
- Hỗ trợ thương mại quốc tế: Cif giúp thúc đẩy thương mại quốc tế bằng việc tạo ra sự tin tưởng cho bên tham gia giao dịch.
3. Chuyển giao trách nhiệm giữa các bên theo điều khoản cif
Theo điều kiện của Cif, người bán và người mua cần chịu trách nhiệm cụ thể như sau:
Trách nhiệm của người bán
- Người bán cần cung cấp các giấy tờ, chứng từ liên quan đến vận đơn, hóa đơn thương mại cho người mua theo quy định.
- Người bán cần phải cung cấp giấy tờ xuất khẩu hoặc giấy tờ ủy quyền từ cơ quan chức năng cho lô hàng vận chuyển.
- Người bán phải mua bảo hiểm cho lô hàng vận chuyển
- Người bán chịu trách nhiệm giao hàng lên tàu theo thỏa thuận của hai bên và trách nhiệm cuối cùng đến khi hàng hóa được dỡ tại cảng.
Trách nhiệm của người mua
- Người mua phải chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ các chi phí theo hợp đồng thỏa thuận khi nhận hàng.
- Cung cấp các giấy tờ liên quan đến xuất khẩu, thông quan. Việc xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa do người mua thực hiện theo quy định.
- Cần chịu trách nhiệm về thiệt hại, hư hỏng, mất mát hàng hóa khi đã dỡ hàng xếp lên tàu.
- Cần chi trả các chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa tại thời điểm được giao lên tàu.
4. Cách tính giá cif
Giá cif có vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế. Đại diện cho giá tại cửa khẩu bên mua hàng. Gồm có: chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm hàng hóa đến điểm đến. Để tính giá cif, cần liên kết với Fob ( Free one board – Giá tại cửa khẩu của người bán) theo công thức sau:
Giá Cif = Giá Fob + chi phí bảo hiểm hàng hóa (insurance) + chi phí vận chuyển (freight)
Công thức tính bảo hiểm là:
Cif = (C + F)/ (1- R)
I = CIF X R
Trong đó:
- I là phí bảo hiểm
- C là giá hàng hóa nhập khẩu (giá FOB)
- R: tỷ lệ phí bảo hiểm.
- F: giá cước vận chuyển.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu hơn Cif là gì? Ý nghĩa của Cif trong lĩnh vực thương mại quốc tế, vận chuyển hàng hóa. Cif quyết định rõ được trách nhiệm, chuyển giao rủi ro và điều kiện giao hàng giữa người mua và người bán trong một hợp đồng thương mại điện tử.
Đăng nhận xét